22/03/2024
Trong xu thế tích cực ứng dụng thành tựu công nghệ hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện yêu cầu về chuyển đổi số của Chính phủ, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong phòng, chống cháy nổ là yêu cầu cấp bách.
Thời gian qua, tình hình cháy nổ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là sự gia tăng các công trình cao tầng, siêu cao tầng, tầng hầm, công trình ngầm quy mô lớn… gây khó khăn trong công tác phòng cháy và quá trình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Trong xu thế tích cực ứng dụng thành tựu công nghệ hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện yêu cầu về chuyển đổi số của Chính phủ, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong phòng, chống cháy nổ là yêu cầu cấp bách.
Để chủ động ứng phó với những thách thức đặt ra trong tình hình hiện nay, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Chính phủ và phối hợp với các bộ có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, nổi bật là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Thông tư số 149/2020/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và một số quy chuẩn có liên quan. Nghị định quy định về điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở, trong đó cần lắp đặt thiết bị truyền tin báo sự cố, hỗ trợ báo cháy nhanh khi có nguy cơ gây cháy.
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về PCCC, đi cùng là thiết bị cảnh báo nhanh các sự cố: Cảnh báo khi có báo cháy, lọc báo cháy giả, định vị vị trí chính xác trên bản đồ số và cảnh báo tức thời đến những thành phần có liên quan (chủ/quản lý cơ sở công trình, lực lượng PCCC cơ sở, cán bộ địa bàn) cảnh báo đến trung tâm chỉ huy PCCC&CNCH 114, hỗ trợ chỉ dẫn và điều động lực lượng, phương tiện, các nguồn lấy nước, các nguồn lực hỗ trợ nhằm phản ứng nhanh, nâng cao hiệu quả chữa cháy và CNCH, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Thiết bị ứng dụng công nghệ 4.0 thực hiện giám sát liên tục, cảnh báo các sự cố, đặc biệt thông báo được hiện trạng hoạt động của hệ thống báo cháy hiện hữu tại các công trình, tránh trường hợp hệ thống PCCC không hoạt động dẫn đến khi có sự cố gây ra thiệt hại rất lớn mà không kịp huy động lực lượng tại chỗ.
Thiết bị truyền tin báo sự cố khi lắp đặt vào cơ sở công trình sẽ truyền tin liên tục qua internet, cảnh báo tức thời khi có sự cố bằng tổng đài gọi điện tự động cho người quản lý hoặc chủ cơ sở công trình. Khi xác nhận có sự cố cháy xảy ra là đúng, hệ thống sẽ thông báo đến các trung tâm chỉ huy 114 và các đội PCCC trên địa bàn, định vị chính xác vị trí trên bản đồ, hỗ trợ hiệu quả cho việc phản ứng nhanh, chỉ dẫn các nguồn cung cấp nước chữa cháy, huy động lực lượng và phương tiện chữa cháy hiệu quả.
Thông báo được hiện trạng hoạt động của hệ thống báo cháy hiện hữu tại các công trình, tránh trường hợp hệ thống PCCC không hoạt động dẫn đến khi có sự cố gây ra thiệt hại rất lớn mà không kịp huy động lực lượng tại chỗ. Đây đang là vấn nạn tại các chung cư hoặc các tòa nhà văn phòng. Việc giám sát và cảnh báo liên tục góp phần nâng cao ý thức về PCCC trong cộng đồng. Thông tin cảnh báo được truyền với tốc độ cao đến chủ công trình, lực lượng PCCC cùng với các lực lượng chức năng và với người dân thông qua thiết bị cầm tay (điện thoại di động).
Theo Thông tư số 149/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ- CP thì đến ngày 20/02/2023, các cơ sở công trình thuộc diện nguy hiểm về cháy nổ cần được trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố. Với hiệu quả của giải pháp công nghệ này, chắc chắn sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác PCCC cũng như các hoạt động CNCH, góp phần giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Thông tư 149 quy định rõ, cơ sở dữ liệu về PCCC, gồm: Thông tin báo sự cố (cháy, tai nạn; báo lỗi của hệ thống, thiết bị báo cháy), tình trạng hoạt động của hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC tại cơ sở. Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm các thiết bị (máy chủ, thiết bị phần cứng, hệ thống kết nối); thiết bị truyền tin báo sự cố trang bị tại cơ sở; phần mềm lưu trữ, xử lý thông tin CSDL về PCCC từ các cơ sở đến cơ quan Công an và giữa cơ quan Công an các cấp.
Về kết nối, truyền dẫn dữ liệu, thông tin: Thông tin báo sự cố của cơ sở được thực hiện thông qua thiết bị truyền tin báo sự cố và dịch vụ kết nối từ các cơ sở đến cơ quan Công an do các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tin báo sự cố thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật. CSDL về PCCC và các thông tin báo sự cố phải được kết nối đồng bộ với phần mềm quản lý của cơ quan Công an; phải bảo đảm yêu cầu về an ninh, an toàn và bảo mật theo quy định.
Tại Điều 12, Thông tư 149 quy định việc đầu tư, quản lý, khai thác vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố. Theo đó, cơ sở hạ tầng thông tin được đầu tư theo quy định của pháp luật. Cơ sở cập nhật thông tin, lựa chọn thiết bị đáp ứng yêu cầu theo quy định; quản lý theo đúng thông tin đã cung cấp cho cơ quan Công an, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị truyền tin theo đúng quy trình và hướng dẫn. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải có hệ thống công nghệ, thiết bị đáp ứng quy chuẩn, duy trì vận hành, bảo hành sửa chữa thay thế… trong suốt quá trình hoạt động, hỗ trợ 24/24, đảm bảo các yêu cầu về an ninh và an toàn thông tin. Cục Cảnh sát PCCC&CHCN tổ chức quản lý, khai thác, vận hành hệ thống quản lý CSDL về PCCC và truyền tin báo sự cố. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai, khai thác hệ thống quản lý CSDL về PCCC và truyền tin báo sự cố.
Thời hạn bắt buộc trang bị hệ thống truyền tin báo sự cố (khoản 2, Điều 16): Trong thời hạn 24 tháng (tức đến ngày 20/2/2023), các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc Phụ lục III (NĐ136/2020/NĐ-CP) phải hoàn thành cập nhật CSDL trực tuyến về PCCC và kết nối truyền tin báo sự cố theo quy định của Thông tư này. Trong thời hạn 36 tháng (tức đến 20/3/2024), các cơ sở còn lại thuộc Phụ lục III (NĐ136/2020/NĐ-CP) phải hoàn thành cập nhật CSDL trực tuyến về PCCC và kết nối truyền tin báo sự cố.
Đến nay, thời hạn theo quy định (ngày 20/2/2023) đã qua, tuy nhiên việc triển khai theo quy định của Thông tư còn rất chậm. Theo đó, các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc Phụ lục III chưa thể hoàn thành cập nhật CSDL trực tuyến về PCCC và kết nối truyền tin báo sự cố. Trong đó, việc lắp đặt, kết nối truyền tin báo sự cố mới chỉ thực hiện rải rác ở một số địa phương, chưa đảm bảo đồng bộ. Nhiều địa phương hiện vẫn chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện theo Thông tư, các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ chưa tiếp cận với các phương tiện, thiết bị truyền tin báo cháy. Để tháo gỡ khó khăn, các địa phương cần phải rà soát, đánh giá lại việc thực hiện Thông tư 149, trên cơ sở đó nắm lại tình hình các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn, làm rõ những vướng mắc, khó khăn để tháo gỡ. Các doanh nghiệp về công nghệ viễn thông có thể hỗ trợ để triển khai thí điểm trên hệ thống từ cấp Cục nhằm có cơ sở kết nối và quản lý dữ liệu chuyên ngành trước khi hệ thống chính thức được đưa vào vận hành.
Thực tế cho thấy, khi triển khai công nghệ mới sẽ gặp khó khăn về tài chính cũng như vận hành đảm bảo thông suốt do chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi có sự tham gia, chung tay từ nhiều nguồn lực sẽ tháo gỡ khó khăn này. Bài toán tương tự như các trung tâm dữ liệu về giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh camera khi mới áp dụng cũng khó khăn nhưng đã được sự chung tay, hỗ trợ từ các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, đến nay đã đảm bảo tính đồng bộ, hoạt động ổn định. Dự án cấp CCCD gắn chip khi triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như diễn ra trong bố cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp; thiếu linh kiện chip do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; địa bàn dân cư trải rộng, nhất là miền núi, địa hình đi lại khó khăn… Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương tăng cường nhân, vật lực nên đã thực hiện đúng tiến độ theo quy định.
Từ kinh nghiệm đó cho thấy, cần sự nỗ lực, chung tay của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân để thực hiện kịp thời, hiệu quả các quy chuẩn, ứng dụng hiện đại trong PCCC. Mốc thời gian đề ra là 20/2/2023 đã qua, các cơ sở công trình thuộc diện nguy hiểm về cháy nổ cần tích cực hơn nữa trong việc triển khai trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống cháy nổ.
Trong danh mục các thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị truyền tin báo cháy được hiểu là một thiết bị có tính năng cảnh báo cháy thông minh, sớm và chính xác. Thiết bị được lắp đặt ở các công trình nhà ở, trường học, chung cư, khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… và trở thành điều kiện tiên quyết để công trình đi vào hoạt động.
Về cơ chế hoạt động, thiết bị truyền tin báo cháy nói riêng và các dòng thiết bị cảnh báo cháy sớm nói chung đều hoạt động chung một cơ chế và cách thức. Khi nhận thấy dấu hiệu hoả hoạn như khói, lửa, sự biến động đột ngột của nhiệt độ, các thiết bị này sẽ phát ra cảnh báo cháy qua chuông báo cháy và gửi tin nhắn, gọi điện (tự động) cho cơ quan chức năng cũng như tới các số điện thoại được cài đặt trên hệ thống.
Lợi ích của thiết bị truyền tin báo cháy:
– Phát hiện và cảnh báo cháy kịp thời, chính xác.
– Hỗ trợ con người trong công tác PCCC ở các công trình, đặc biệt là nhà ở.
– Giảm thiểu tối đa thiệt hại người và của.
Thiết bị báo cháy tự động CBX giải pháp hàng đầu trong việc PCCC xem video giới thiệu tại đây.
Tham khảo thông tin chi tiết thiết bị truyền tin báo cháy nhanh qua đường link: https://cbx.com.vn/gioi-thieu/
Tin tức liên quan